hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm đã không còn là gì quá xa lạ với mỗi chúng ta, do phải làm việc văn phòng suốt 8h mỗi ngày và không ngồi đúng tư thế, việc thoái hóa của tuổi già dẫn đến rất nhiều các bệnh lý. Sau đây hãy cùng Tinba.vn tìm hiểu: Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Cách Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà.
Tìm hiểu về triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm lưng biểu hiện ở cơn đau ngang thắt lưng và đau liên sườn, các cơn đau có thể chạy dọc vùng mông lan xuống chân, gây tê bì chân hoặc đau kéo căng cơ chân khi cúi, ngửa… Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng khiến người bệnh không thể vận động tự do, thoải mái phải nằm ở một tư thế để giảm cảm giác đau nhức do bệnh lệch đĩa đệm gây nên.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Theo cấu tạo giải phẫu cơ thể con người thì cột sống có 23 đĩa đệm: 11 đĩa đệm lưng, 5 đĩa đệm cổ, đĩa đệm thắt lưng và 3 chuyển đoạn. Đây là bộ phận nằm giữa các đốt sống gồm nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm giữa 2 đốt sống dịch chuyển ra khỏi vị trí tự nhiên trong vòng sợi chèn ép vào rễ thần kinh và ống sống gây nên tình trạng đau nhức.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê của sở y tế thế giới: tại Mỹ, hằng năm có khoảng 2 tỷ người phải nghỉ việc do đau thắt lưng cùng với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô la, ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng, 30% dân số bị thoát vị với độ tuổi 25-50 tuổi.
Có 2 loại thoát vị đĩa đệm là ở vùng cổ và vùng thắt lưng. Tuy không phổ biến bằng ở vùng lưng, nhưng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn: thiếu máu não, liệt nửa người.
2. Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, có thể do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nhưng theo thống kê của sở y tế thì thường các nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất: Do tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động.
Cơn đau thường xuất hiện khi mang vác vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế ngồi sai trong thời gian dài khi làm việc văn phòng, đọc sách. Nhiều tư thế trong sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới các khớp xương như: ngồi, nằm cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách.
Đây là nguyên nhân do thoái hóa tự nhiên. Những người ở độ tuổi từ 30-50 tuổi có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất do các thành phần dịch nhầy, nước và đàn hồi bên trong nhân tủy giảm đi theo tuổi.
Với những người trên 30 tuổi, đĩa đệm không còn mềm mại, nhân nhầy khô, vòng sụn xơ hóa bị rách khi bị tác động mạnh khiến chất nhầy qua chỗ rách của đĩa đệm tới ống sống chèn ép thần kinh gây đau nhức cột sống.
- Thứ 3: Do bị tai nạn hay chấn thương cột sống.
Đĩa đệm là cơ quan chống đỡ trọng lượng cơ thể. Khi có va chạm cơ học mạnh, bao xơ có thể bị nứt hoặc rách khiến nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài.
Khác với các nguyên nhân thông thường, thoát vị đĩa đệm do tai nạn hoặc chấn thương thường tiến triển nhanh, bộc phát triệu chứng đột ngột và có mức độ nặng hơn.
Một vài nguyên nhân khác:
- Cấu trúc cột sống bất thường
- Thừa cân béo phì
- Thói quen ít vận động
- Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng – đặc biệt là canxi, vitamin D và Omega 3
- Uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá
- Di truyền.
Nếu để bệnh nghiêm trọng và không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến bị liệt do dây thần kinh cột sống bị chèn ép. Vì thế việc đi khám và điều trị ngay khi có triệu chứng rất cần thiết để tránh gây các hậu quả nghiêm trọng sau này.
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Thông thường các triệu chứng thoát vị đĩa đệm khá giống như triệu chứng của các bệnh về xương nên người bệnh thường nghĩ do thoái hóa tuổi già dẫn đến chủ quan không điều trị sớm. Một số triệu chứng của thoát vị đặc trưng dễ dàng nhận biết như:
- Đau nhức lưng: cơn đau lưng xuất hiện đĩa đệm thường ở vùng cổ và vùng lưng. Cơn đau tỉ lệ thuận với tần suất lao động, tăng khi lao động, giảm khi nghỉ ngơi. Ban đầu đau từ từ sau cơn đau lớn hơn, nhiều hơn và lâu hơn.
- Hội chứng rễ thần kinh: Dây thần kinh ở các vùng cổ, vai, lưng bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra những hậu quả như: mất phản xạ, phản xạ kém, rối loạn cảm giác, teo cơ…
- Hạn chế vận động: Với các hoạt động hàng ngày như: đứng lên ngồi xuống, đi lại, cúi người, nghiêng người đều trở nên khó khăn. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
- Tê bì, sốt: do thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê bì đau nhức các chi và người bệnh thường xuyên lên cơn sốt cao không rõ nguyên nhân vào thời điểm cụ thể trong ngày.
4. Hậu quả thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến thường gặp và để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh:
- Khả năng vận động của người bệnh giảm sút rõ rệt, khó khăn trong các hoạt động thường ngày như đi lại, nghiêng người, cúi cổ…
- Tổn thương thần kinh tọa, thần kinh cánh tay dẫn đến bệnh nhân khó trong việc duỗi gấp cánh tay, thậm chí là không nhấc được cánh tay.
- Bệnh nhân bị teo cơ nhanh chóng khiến khả năng sinh hoạt, vận động bị giảm sút, thậm chí mất khả năng lao động.
- Nếu để lâu không điều trị bệnh nhân có thể bị liệt toàn thân do thần kinh bị chèn ép quá mức, cùng với đó bị rối loạn cơ tròn dẫn đến bệnh chứng tiểu tiện không tự chủ.
5. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc – không phẫu thuật.
Hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Các bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp và áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu dưới đây:
- Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): phương pháp này mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với cơn đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng( Lưu ý, trị liệu bằng phương pháp chiropractic với bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp có thể gây ra đột quỵ).
- Châm cứu: phương pháp cổ truyền mà hiệu quả làm giảm đau lưng kinh niên tốt.
- Massage: Thư giãn cơ thể, giúp giảm đau ngắn hạn cho người bệnh.
- Yoga: Kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền, giúp cải thiện chức năng và làm giảm đau lưng, tăng tuần hoàn máu.
- Có thể dùng các phương pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Ở một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi ra trở lại vị trí bình thường.đệm.
Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp trên cần thời gian dài để thấy được hiệu quả và công dụng của từng phương pháp. Với sự phát triển của ngành y tế cũng như công nghệ khoa học hiện đại con người đã tạo ra sản phẩm hỗ trợ chức năng vừa giúp nhanh chóng phục hồi thoát vị đĩa đệm vừa giúp giảm đau trong quá trình phục hồi. Đây là bản nâng cấp của phương pháp kéo giãn cột sống giúp bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng tại nhà. Đó chính là ghế tập vật lý trị liệu kéo cổ chữa thoát vị đĩa đệm.
II. Tác dụng của ghế kéo cổ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay việc sử dụng ghế kéo giãn cột sống cổ chữa thoát vị đĩa đệm là sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân tin dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và tác dụng của nó. Sản phẩm đối với các bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng đến phương pháp vật lý trị liệu.
Ghế kéo cổ là sản phẩm được kết hợp giữa sự tiến bộ của y tế và khoa học kĩ thuật hiện đại. Đây được xem là một giải pháp trị liệu cực kỳ tốt không chỉ riêng đối với những người bị mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn đối với một số căn bệnh xương khớp khác.
Nguyên tắc hoạt động của ghế này là kéo giãn khoảng cách ở hai đốt sống giúp giảm áp lực cho đĩa đệm, điều này cũng giống với việc luyện tập các môn thể thao đu xà và bơi lội giúp giảm áp lực lên cột sống.
1. Tác dụng ghế kéo giãn cột sống cổ chống thoát vị đĩa đệm:
-
Làm giãn cơ tích cực: Lực kéo sẽ tác động lên cơ gây giãn thụ động, giảm sự co cứng cơ và cắt đứt vòng xoáy đau bệnh lý.
- Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: Lực kéo giãn tác động dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng, có thể cao thêm trung bình 1.1 ml trên mỗi một đĩa đệm.
- Điều chỉnh sự sai lệch của đốt sống cổ: kéo giãn cột sống giúp cải thiện sự sai lệch cột sống, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.
- Tăng cường các chất ra vào trong đĩa đệm.
- Giúp giảm đau, khối thoát vị trở về vị trí ban đầu trên thân đốt sống.
Quá trình kéo giãn cột sống giúp điều chỉnh sự sai lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống cổ. Áp dụng đều đặn và đúng phương pháp cũng giúp bệnh nhân giảm đáng kể sự khóa cứng của các khớp đốt sống cổ.
Kéo dãn cột sống cổ là phương pháp trị liệu vật lý an toàn, hiệu quả vì nó làm giảm áp lực bên trong đĩa đệm, giảm áp lực lên cột sống cổ, tạo điều kiện cho khối thoát vị trở về vị trí cũ và tăng cường các chất chuyển hóa ra, vào trong đĩa đệm. Và phương pháp này rất an toàn, giảm thời gian chữa trị, giảm đau hiệu quả hơn các phương pháp các và được nhiều bệnh nhân tin dùng.
2. Đặc điểm sản phẩm:
– Thiết kế chắc chắn: ghế sử dụng chất liệu cao chấp với phương pháp sơn tĩnh điện an toàn với người sử dụng. Chỗ ngồi có lớp đệm bọc simili mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
– Động tác linh hoạt hiệu quả: Bạn có thể thoải mái thay đổi tư thế kéo tùy vào khả năng của mình để phát huy hết khả năng sản phẩm. Từ đó giúp giảm đau hiệu quả nhanh chóng, giúp phục hồi căn bệnh nhanh hơn và ít gây di chứng sau này.
– Kích thước nhỏ gọn: Với diện tích nhỏ gọn, thế tích thon gọn chiếm không gian . Trọng lượng nhỏ giúp bạn có thể di chuyển sản phẩm đi nhiều vị trí khác nhau như vừa tập vừa xem tivi, vừa đọc báo vừa tập luyện buổi sáng…
3. Ai có thể dùng ghế ngồi kéo cổ?
Ghế ngồi kéo cổ là giải pháp sử dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và một số vấn đề về xương khớp khác, bao gồm:
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ giai đoạn nhẹ.
- Bệnh nhân lồi đĩa đệm đốt sống cổ.
- Sai khớp đốt sống cổ nhẹ.
- Bệnh nhân bị vẹo cột sống cổ không do chấn thương.
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, không can thiệp vào cấu trúc đĩa đệm, cột sống. Mỗi đợt áp dụng điều trị bảo tồn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm kéo dài từ 4 – 6 tuần, qua mỗi đợt, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại, nếu đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn sẽ thực hiện đợt kế tiếp.
4. Những ai không được dùng ghế tập vật lý trị liệu kéo cổ.
Ghế ngồi kéo cổ không dùng được cho các trường hợp:
- Bệnh nhân đã từng phẫu thuật cột sống cổ có nẹp đinh. Trường hợp sau phẫu thuật nếu có dấu hiệu đau trở lại tốt nhất bạn nên đến bác sĩ kiểm tra lại, không nên tự ý dùng ghế tập vật lý trị liệu kéo cổ
- Bệnh nhân áp dụng điều trị bảo tồn trong 6 tháng nhưng không đáp ứng. Những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bảo tồn có thể được chỉ định một số phương pháp can thiệp khác.
- Bệnh nhân mắc một số bệnh nặng vùng cột sống như ung thư, lao, viêm tấy vùng thắt lưng và vùng cổ gáy.
- Hội chứng đau cột sống cổ, đau thắt lưng cấp tính.
- Chấn thương gây gãy, xẹp lún, trượt thân đốt sống.
- Bệnh lý về tủy sống và ống sống.
- Bị loãng xương mức độ nặng.
- Thoái hóa cột sống có các gai xương lớn.
- Mắc các hội chứng cột sống thắt lưng, cột sống cổ do viêm khớp dạng thấp.
5. Cách sử dụng ghế ngồi kéo cổ.
- Ngồi trên ghế và đặt cằm vào đai giữ cổ sau đó dùng miếng dán và dán cố định lại.
- Kéo dây tăng lực kéo vài lần đến khi có cảm giác căng ở mức độ vừa phải.
- Nên chọn lực kéo thấp dần để làm quen ( trọng lượng kéo thường bằng 1/10 trọng lượng người kéo) và tăng dần lực kéo đến khi đạt được hiệu quả cụ thể.+ Ngày kéo 2 lần và mỗi lần từ 10-20 phút.
- Trong khi kéo, lưng thẳng, tư thế thẳng song song với dây kéo.
- Sau khi kéo nên thả lỏng cơ thể 15-20 phút.
Nhiều bệnh viện lớn hiện nay được trang bị ghế kéo dãn cột sống cổ
6. Lời khuyên cho người dùng.
- Khi sử dụng ghế ngồi kéo cổ nên có người hỗ trợ bên cạnh để trợ giúp, tốt nhất là người có chuyên môn.
- Khi sử dụng nên tránh hắt hơi hoặc ho khi kéo. Những tác động này có thể giúp làm tăng áp lực ổ bụng và do đó có thể tăng áp lực nội đĩa đệm.
Trên đây là một số thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ về ghế tập vật lý trị liệu kéo cổ. Hi vọng một số thông tin này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn giải pháp điều trị một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công.