Cách chọn quần áo bảo hộ phù hợp với người sử dụng

dong-phuc-bao-ho-lao-dong

Trong lao động làm việc thì quần áo bảo hộ được xem là tiêu chuẩn an toàn cũng như trách nhiệm mà doanh nghiệp đối với người lao động. Sử dụng trang phục này, người công nhân sẽ cảm thấy an tâm hơn và hết lòng vì công việc được giao. Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều mẫu quần áo và các bạn không biết chọn như thế nào phù hợp? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn quần áo bảo hộ phù hợp với từng mẫu quần áo khác nhau.

Tại sao bạn cần phải biết cách chọn quần áo bảo hộ cho bản thân?

Trong hầu hết những đồ bảo hộ lao động hiện nay đều được sử dụng những loại vải dày dặn, thoáng mát hơn thông thường. Điều này giúp cho người sử dụng tránh tiếp xúc phải bụi bẩn, chất độc hại hoặc vật lạ bắn vào người. Nếu không chọn được mẫu quần áo bảo hộ phù hợp với công việc thì nó sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cũng như trở ngại khi làm việc, đặc biệt là những môi trường nóng bức nhiệt độ cao, hay nhưng khu vực nguy hiểm khác. Chính vì vậy, tùy thuộc vào mỗi ngành nghề mà người lao động cần biết được cách chọn quần áo bảo hộ phù hợp hơn, giúp công việc diễn ra thuận lợi nhất có thể.

Hai loại vải phổ biến thường được sử dụng

1. Vải Pang Rim Hàn Quốc

Đây là một trong những loại vải cao cấp, phổ biển cho việc may quần áo bảo hộ cao cấp. Những bộ quần áo được sử dụng bằng chất lượng này thường đem đến sự hài lòng của hầi hết khách hàng.

cach-chon-quan-ao-bao-ho
Mẫu quần áo bảo hộ

Đặc điểm vải Pang rim:

– Hút ẩm thấm mồ hôi cực tốt

– Không xù, không phai màu

– Giặt nhanh khô, không nhàu

– Chất vải dày dặn, độ bền cao

2. Vải kaki Liên Doanh

Là loại vải phổ biến được sử dụng, bởi chất lượng khá tốt cũng như giá thành rẻ của loại vải này. Ngoài ra nó cũng có nhiều ưu điểm như:

– Đa dạng về màu sắc dễ chọn được màu vải tương ứng, dễ dàng thay đổi màu sắc trong trang phục tạo nên sự nổi bật, ấn tượng

– Chất liệu vải cực kỳ dày, bền bỉ theo thời gian vì được sản xuất dựa trên công nghệ ép mộc tiên tiến Hàn Quốc

– Màu sắc bền, khó phai mà không bị loang lổ khi giặt

– Rất ít nhăn và dễ dàng làm sách bằng cách thông thường

– Khi dính dầu mỡ hay bùn đất, chỉ cần gặt liên tục là chất vải trở về hình dạng ban đầu và giữ nguyên được màu sắc của nó

– Có khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi làm việc trong ngày dài

Chọn Quần áo bảo hộ cần những tiêu chí như thế nào?

1. Dựa trên chất liệu vải:

Chất liệu vải phù hợp với công việc rất quan trọng, ngoài ra còn phải kiểm tra cả chất lượng may. Khi chọn được loại vải phù hợp, chất lượng tốt thì nó cũng là điều kiện để may ra trang phục quần áo bảo hộ phù hợp. Độ dày vừa phải hay mỏng quá/ dày quá? Bề mặt vải có nhanh sờn, hư hỏng? Khi mang lên người có tạo được sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc không? Chất liệu vải có hút ẩm tốt, chống nhiệt, cách điện, chống thấm, …

Những đặc tính vật lý chung của vải càng đơn giản thì khi chọn quần áo bảo hộ bạn cần phải chú ý kỹ càng, không nên chủ quan mà bỏ qua những bước này.

2. Màu sắc:

Trong mỗi ngành nghề sẽ có những màu sắc cũng như kiểu dáng trang phục khác nhau, ví dụ như:

– Trang phục bảo hộ cho người công nhân sẽ có màu xanh và màu ghi.

– Trang phục cho thợ điện sẽ có màu cam.

– Những công nhân hầm mỏ, công nhân quét rác, cảnh sát giao thông, công trình, kỹ sư, … sẽ dùng áo phản quang có màu vàng.

Và còn rất nhiều màu sắc khác như đỏ, xanh dương, … tùy thuộc vào yêu cầu của công ty, lĩnh vực của bạn sẽ chọn được màu phù hợp.

3. Kích thước:

Để có thể thoải mái làm việc thì bạn cần có một bộ quần áo vừa vặn với cơ thể. Không cần phải chọn quá rộng hay những bộ trang phục quá nhỏ sẽ khiến người sử dụng gặp phải cảm giác khó chịu, không tập trung làm việc được. Từ đó ảnh hưởng tới tiến độ công việc cũng như ảnh hưởng tập thể. Chính vì lý do đó, chúng tôi lên bảng size chuẩn với những quy định như:

– Người có cân nặng 45 kg – chiều cao 1m54 thì mang quần áo bảo hộ số 3

– Người có cân nặng 50 kg – chiều cao 1m57 thì mang quần áo bảo hộ số 4

– Người có cân nặng 55 kg – chiều cao 1m63 thì mang quần áo bảo hộ số 5

– Người có cân nặng 60 kg, chiều cao 1m65 thì mang quần áo bảo hộ số 6

– Người có cân nặng 65 kg, chiều cao 1m70 thì mang quần áo bảo hộ số 7

– Người có cân nặng 70 kg, chiều cao 1m75 thì mang quần áo bảo hộ số 8

Với những người có cân nặng, chiều cao không thuộc các nhóm trên đây thì nên đặt may theo số đo riêng của mình để phù hợp. Bên cạnh đó, cần lưu ý phải đo chiều ca, cân nặng chính xác để tránh sự thay đổi trong khi may. Tuy nhiên, cũng tùy vào tạng người mà sai lệch so với bảng size quy định, nhưng không đáng kể. Bạn có thể chọn size quần áo gần với mức đo của mình cũng được. Nếu mua lẻ thì nên đến tận cửa hàng để thử sẽ mua được sản phẩm chính xác hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.