Thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ mới nhất năm 2025

quan-ao-bao-ho-tinba-02

Quần áo bảo hộ nhập khẩu đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi thiết kế thời trang, chất lượng tiêu chuẩn cao, sự tiện lợi an toàn lao động.

Trong bài viết sau hãy cùng Tinba tham khảo một vài lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động giúp giảm thiểu tối đa chi phí.

Quần áo bảo hộ nhập khẩu là gì?

Quần áo bảo hộ nhập khẩu là trang phục bảo hộ được may sản xuất tại nước ngoài và được các đơn vị may bảo hộ trong nước nhập khẩu và phân phối.

quan-ao-bao-ho-nhap-khau

Quần áo bảo hộ nhập khẩu sẽ  đáp ứng một số tiêu chuẩn tại các nước sản xuất, chất lượng.

Thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động

Hiện nay có nhiều loại quần áo bảo hộ được nhập khẩu vào Việt Nam nhưng chủ yếu là quần áo bảo hộ cách nhiệt, chống chịu nhiệt độ cao.

Đây là trang phục được may thiết kế chuyên dụng nên cần kiến thức chuyên môn để đánh giá chi tiết chất lượng và nhập khẩu đảm bảo.

Mời quý bạn đọc tìm hiểu thông tin đầy đủ, chi tiết thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động đưới đây:

Chính sách nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động

♦ Cơ sở pháp lý

Thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động được xác định rõ ràng trong các văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi và bổ sung tại 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Thông tư 13/2019/TT-BLĐTBXH ngày 16/09/2019;
  • Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2021;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

♦ Quy định thủ tục nhập khẩu áo bảo hộ lao động

Theo các văn bản pháp luật nêu trên, mặt hàng quần áo bảo hộ lao động không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động, cần lưu ý các điều sau:

  • Hàng hóa đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu;
  • Các mã HS: 61130030; 61143020; 62103020; 62102020 cần được được kiểm tra chất lượng về tính chống nhiệt và lửa.
  • Trong quá trình nhập khẩu phải tuân thủ việc dán nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định số 43/ 2017/NĐ-CP;
  • Xác định đúng mã HS nhằm áp dụng mức thuế đúng và tránh bị xử phạt

Bảng Mã HS quần áo bảo hộ lao động

Mã HS Mô tả
61130030 Quần áo chống cháy
61130040 Quần áo bảo hộ khác
61143020 Quần áo chống cháy (dệt kim hoặc móc)
62101011 Quần áo chống các chất hóa học, phóng xạ hoặc chống cháy
62101019 Quần áo bảo hộ dùng trong công nghiệp khác
62102020 Quần áo chống cháy (loại được mô tả trong nhóm 62.01)
62102030 Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ
62102040 Quần áo bảo hộ khác (loại được mô tả trong nhóm 62.01)
62103020 Quần áo chống cháy (loại được mô tả trong nhóm 62.02)
62103030 Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ
62103040 Quần áo bảo hộ khác (loại được mô tả trong nhóm 62.02)
62114330 Quần áo bảo hộ chống nổ từ sợi nhân tạo

Mã HS (Harmonized System) là một dãy mã số được áp dụng cho mọi hàng hóa trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới, chỉ có sự khác nhau về số cuối của mã HS. Do đó, 6 số đầu của mã HS trên toàn thế giới cho một mặt hàng là như nhau. Dưới đây, Tinba cung cấp bảng mã HS đối với quần áo bảo hộ.

Các mã HS giúp xác định chính xác các loại quần áo bảo hộ trong thực hiện thủ tục nhập khẩu.

Cách tính thuế nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động

− Thuế nhập khẩu được tính như sau:

  • Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

( Trong đó Trị giá CIF là giá trị xuất xưởng của hàng, cộng với tất cả những chi phí đưa hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.)

− Thuế GTGT Nhập Khẩu:

  • Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế Nhập Khẩu)x% thuế suất

* Lưu ý: Đóng thuế là nghĩa vụ của người nhập khẩu thực hiện đối với nhà nước. Đây là chi phí trực tiếp đã được cộng vào giá vốn của hàng hóa.

thu-tuc-nha-khau-quan-ao-bao-ho

Quy trình chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động được cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Dưới đây, Tinba chia sẻ quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ.

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi chuẩn bị xong chứng từ xuất khẩu, như Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng về, đã xác định được mã hs code quần áo bảo hộ, bạn có thể nhập thông tin khai báo trên hệ thống hải quan bằng phần mềm.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi hoàn thành bước khai báo hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả mở tờ khai. Nếu có luồng tờ khai, bạn mở tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu tới chi cục hải quan để mở tờ khai. Thực hiện các bước mở tờ khai tuỳ thuộc vào phân luồng xanh, vàng, hoặc đỏ.

Bước 3: Thông quan hàng hoá

Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu không có sai sót gì, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể thanh toán thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan rồi mang hàng về kho chứa.

Bước 4: Kiểm tra việc sử dụng hàng hoá

Tờ khai thông quan được thực hiện với việc bước mở tờ khai và thực hiện các thủ tục cần thiết để mang hàng trở lại kho. Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng, bạn sẽ bổ sung hồ sơ lên hải quan để hoàn thành quá trình thông quan hàng hoá.

Để tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động, hãy tham khảo Bảng báo giá dịch vụ Thủ Tục Hải Quan Trọn Gói của chúng tôi.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thủ tục hải quan xuất khẩu, chúng tôi cam kết sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bạn một cách kịp thời, chính xác và nhanh chóng. Hãy để chúng tôi đồng hành giúp bạn trong quá trình nhập khẩu giúp tiết kiệm chi phí nhất.

7 lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động

Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ dưới đây giúp bạn hạn chế rủi ro và bị phạt như sau:

1. Kiểm Tra Chất Lượng Quần Áo Bảo Hộ Chống Nhiệt và Lửa:

Quần áo bảo hộ lao động có tính năng chống nhiệt và lửa phải được kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, điển hình là những hàng hoá có mã HS gồm: 61130030; 61143020; 62103020; 62102020;

2. Nghĩa Vụ Thuế Nhập Khẩu:

Thuế nhập khẩu là nhiệm vụ cần phải hoàn thành khi thực hiện thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ.

3. Quần Áo Bảo Hộ Đã Qua Sử Dụng:

Quần áo bảo hộ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu.

4. Kiểm Tra Chất Lượng Đồng Thời:

Quá trình kiểm tra chất lượng có thể được thực hiện cùng với thủ tục nhập khẩu.

5. Dán Nhãn Theo Quy Định:

Khi nhập khẩu, quần áo bảo hộ cần phải được dán nhãn mác theo quy định của 43/2017/NĐ-CP.

6. Xác Định Đúng Mã HS:

Xác định đúng mã HS giúp xác định đúng thuế và tránh bị xử phạt.

7. Kiểm Tra Chất Lượng Đối Với Quần Áo Bảo Hộ Nhập Khẩu Gia Công, Tạm Nhập Tái Xuất, Quá Cảnh:

Đối với quần áo bảo hộ lao động nhập khẩu gia công, tạm nhập tái xuất, qua biên giới, không cần thực hiện kiểm tra chất lượng.

Kết luận:

Bài viết trên Tinba đã chia sẻ những thông tin giúp quý bạn đọc hiểu được các chính sách, quy định và các thủ tục thực hiện quần áo bảo hộ nhập khẩu tốt nhất.

Nếu bạn có nhu cầu may quần áo bảo hộ cao cấp, nhập khẩu liên hệ đồng phục bảo hộ Tinba – Hơn 15 năm kinh nghiệm chuyện cung ứng quần áo bảo hộ hàng hiệu chính hãng, giá tận gốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.