Vải may quần áo bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng giúp may nên bộ đồng phục bảo hộ chất lượng cao bảo vệ an toàn sức khỏe và yên tâm làm việc cho người lao động.
Vậy bạn có biết những vải may quần áo bảo hộ nào tốt nhất thị trường chưa? Tham khảo trong bài viết sau cùng Tinba nhé!
Quần áo bảo hộ là gì?
Quần áo bảo hộ lao là trang phục được thiết kế chuyên dụng giúp bảo vệ an toàn sức khỏe công nhân, người lao động trong môi trường nguy hiểm.
Bộ trang phục giúp bảo vệ an toàn, giảm thiểu mất an toàn gây ra bởi các yếu tốt như: nắng, mưa, bụi bẩn, nhiệt độ cao, hóa chất, tia UV, vật sắc nhọn…
Mỗi ngành nghề sẽ có những mẫu quần áo bảo hộ đặc trưng riêng về thiết kế, chất liệu vải, màu sắc giúp phù hợp với công việc nhất.
Toplist 5 loại vải may quần áo bảo hộ thông dụng nhất hiện nay
1. Vải Pangrim Neotex Hàn Quốc
+ Ưu điểm: vải mềm mịn, co giãn, thấm hút mồ hôi cực tốt nên rất thoáng mát, thoải mái khi mặc lâu dài.
+ Nhược điểm: may quần áo bảo hộ vải pangrim chi phí tương đối cao hơn so với loại vải khác.
+ Phù hợp với: Ngành xây dựng, cơ khí, sản xuất, thương mại, vv.
Đây là loại vải có thành phần cotton cao (65/35 cotton và polyester) có ưu điểm mềm mại, mượt, sợi cotton ít, có thể sử dụng trong thời gian lâu dài, thoải mái mà không lo sợ vải bị phai, hay bạc màu.
Với chất liệu vải Pangrim Hàn Quốc sẽ mang tới cảm giác mềm mại, thoáng mát, dễ chịu nhất cho người mặc.
Đặc biệt, chất liệu vải Pangrim Hàn Quốc có độ dày dặn vì vậy đặc biệt thích hợp đối với những bộ trang phục bảo hộ lao động, đồng phục công nhân, kỹ sư.
Vải may quần áo bảo hộ loại Pangrim Hàn Quốc dễ dàng vệ sinh giặt dĩu nên tiện lợi việc bảo quản, tiết kiệm thời gian.
2. Vải kaki liên doanh
+ Ưu điểm: Chất lượng, mềm mại, ít nhăn, co giãn tốt, giá thành phải chăng.+
+ Nhược điểm: Thấm hút mồ hôi không tốt, hơi thô cứng hơn so phải Pangrim, mặc lâu sẽ hầm bí.
+ Phù hợp với: Ngành công trình, cơ khí, sản xuất, lắp ráp sửa chữa…
Vải kaki liên doanh bao gồm 2 loại vải là vải xuất khẩu và loại vải tự nhà máy sản xuất.
Đối với loại vải công nghiệp thì nếu vào những lúc trời nóng nực thì người mặc sẽ cảm thấy rất bức bối và khó chịu.
Vậy nên khi chọn lựa những sản phẩm vải may quần áo bảo hộ lao động thì quý khách cần lựa chọn chất liệu vải để đặt may sao cho phù hợp với ngành nghề, môi trường làm việc.
Vải kaki liên doanh sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như ít bị xổ lông, không bị xù nên đảm bảo tính thẩm mỹ rất tốt khi sử dụng lâu dài.
3. Vải cotton thuần
+ Ưu điểm:
- Loại vải từ 100% cotton tự nhiên không pha tạp hợp chất nên tương đối an toàn cho da không gây khô rát, kích ứng.
- Mặc cảm giác mát mẻ, thoáng mát bởi độ thấm hút mồ hôi tương đối cao.
+ Nhược điểm:
- Khả năng kháng chống bám bụi bẩn không hiệu quả.
- Dễ bị tình trạng nhăn, nhàu hoặc mất form khi sử dụng lâu dài.
4. Vải xi
Vải xi hay còn được gọi là vải polyester, bởi vì trong thành phần vải chứa hàm lượng loại sợi tổng hợp polyester cực lớn.
+ Ưu điểm:
- Ít thấm nước, bám bụi bẩn tốt
- Bề mặt vải mịn nên hạn chế tình trang quần áo bảo hộ bạc màu
- Giá thành phải chăng cho mọi đối tượng và ngân sách nhỏ
+ Nhược điểm:
- Vải xì mặc tượng đối nóng, dễ gây hầm bí khó chịu nên mặc làm việc lâu dài.
- Da nhạy cảm dễ bị kích ứng với một số thành phần trong sợi vải.
5. Vải jean:
+ Ưu điểm:
- Làm tự sợi cotton, polyester và spandex nên có độ bền bỉ tốt, dày dặn chống nhiệt độ cao, chống tĩnh điện…
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên mặc rất thoải mái, thoáng mát
- Đa dạng màu sắc nên dễ dàng phối đồ đẹp.
+ Nhược điểm:
- Dễ dàng bị nhăn nhàu và khó ủi lại.
- Tình trạng dễ phai màu khi sử dụng lâu dài, vệ sinh giảm tính thẩm mỹ.
+ Phù hợp với công việc: cơ khí, hàn xì công nghiệp, điện…
Quần áo bảo hộ lao động phù hợp với những ngành nghề nào?
Quần áo bảo hộ được sử dụng phổ biến và đa dạng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực như:
– Ngành xây dựng: Tại công trường xây dựng thường xuyên có những vật dụng sắc nhọn, bụi bẩn, xi măng gây mất an toàn lao động. Vì thế, sử dụng quần áo bảo hộ lao động sẽ hạn chế nguy cơ tai nạn cho người lao động.
– Ngành cơ khí: Ngành cơ khí được xem là một trong những ngành có nguy cơ rủi ro gây mất an toàn lao động. May đồng phục bảo hộ sẽ giúp người lao động thoải mái, tự tin trong môi trường làm việc.
– Ngành điện lực: Người lao động làm việc trong ngành điện lực phải thường xuyên tiếp xúc với trang thiết bị, dụng cụ điện nguy hiểm. Sử dụng những bộ quần áo chống tĩnh điện sẽ đảm bảo an toàn tránh trường hợp bị điện giật, và những nguy hiểm khác.
– Ngành thực phẩm: Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ của của ngành thực phẩm. Vì vậy, sử dụng quần áo bảo hộ sẽ giúp người lao động hạn chế được tình trạng mất vệ sinh thực phẩm do: bụi bẩn trong thực phẩm…
Ngoài 4 ngành nghề nêu trên việc sử dụng quần áo bảo hộ còn sử dụng ở nhiều ngành nghề công nghiệp nặng khác. Sử dụng quần áo bảo hộ là yêu cầu bắt buộc ở mỗi doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, tính mạng đối với người lao động.